Hiệu quả 05 năm phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Trong những năm qua, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về phát triển kinh tế hợp tác xã, nòng cốt là hợp tác xã trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, nông thôn. Hội Nông dân tỉnh thường xuyên phối hợp với Liên minh HTX tỉnh đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế hợp tác xã, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác xã đa dạng, nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả. Tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ có nhiều hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa V) về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020. Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang xác định phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, gắn với xây dựng tổ chức hội và phong trào nông dân vững mạnh, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân.

 Để thực hiện mục tiêu năm 2015 đạt 70% số xã, năm 2020 đạt 100% số xã có ít nhất một mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả do Hội Nông dân hướng dẫn, tổ chức; các cấp hội coi đây là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề đã được triển khai trong nhiều năm qua, song việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả còn hạn chế. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là Hợp tác xã, Tổ hợp tác không giới hạn bởi quy mô, lĩnh vực, địa bàn, phát triển kinh tế tập thể phải tích cực, đúng hướng, vững chắc, lấy hiệu quả làm chính, đồng thời coi trọng hiệu quả xã hội, phát triển nhiều lĩnh vực nhưng trọng tâm là những lĩnh vực được đa số nông dân quan tâm. Từ năm 2011 đến nay các cấp hội trong tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền vai trò, vị trí và tác động của thành phần kinh tế tập thể đối với phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại của nông dân, nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin công tác hội, trang thông tin của Tỉnh hội, kết quả tuyên truyền được hơn 1.000 buổi cho hơn 50.000 lượt người dự, thông qua tuyên truyền hội viên, nông dân hiểu được vai trò của kinh tế tập thể là một tổ chức tự nguyện, bình đẳng dân chủ và cùng có lợi do những người lao động, các hộ gia đình, các doanh nghiệp tự liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu chung về kinh tế, xã hội, văn hóa của các thành viên.

Thực hiện Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác. Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Hướng dẫn ra mắt và tập huấn mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp để các cấp hội thực hiện. Đến hết năm 2015, các cấp hội đã trực tiếp hướng dẫn ra mắt 88 mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chủ yếu là tổ hợp tác, riêng năm 2015 thành lập mới được 55 tổ hợp tác đạt trên 200% so kế hoạch. Tỉnh hội trực tiếp xây dựng làm điểm 15 mô hình Tổ hợp tác cho 10/10 huyện, thành hội. Kết quả của các cấp hội đã góp phần vào thành tích chung của tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 620 HTX, trong đó HTX nông nghiệp là 305 HTX, trên 10.000 Tổ hợp tác. Đa số các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong các lĩnh vực vẫn duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi; nhiều hợp tác xã tăng cường năng lực nội tại, chú trọng phát triển và huy động nguồn vốn góp của thành viên; hoạt động liên kết, hợp tác giữa hợp tác xã với tổ hợp tác được mở rộng. Thông qua mô hình kinh tế tập thể Hội Nông dân phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cán bộ, hội viên, nhất là cán bộ trực tiếp quản lý các tổ hợp tác và cán bộ chủ chốt để thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác. Trang bị những kỹ năng, kiến thức, các quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của các mô hình liên kết hợp tác, tổ hợp tác và Hợp tác xã cho cán bộ, hội viên nông dân; thành lập các tổ vay vốn; tăng cường phối hợp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. Kết quả phối hợp tổ chức tập huấn gần 2.000 lớp về khuyến nông, khuyến lâm; khởi sự hợp tác xã, hội thảo đầu bờ, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 194.395 lượt hội viên nông dân. Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả để phổ biến nhân ra diện rộng, tiêu biểu như mô hình sản xuất Vải thiều theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn), mô hình trồng rau an toàn tại xã Song Mai (TP Bắc Giang)... xây dựng 349 mô hình điểm về sản xuất kinh doanh giỏi. Bên canh đó Hội Nông dân tỉnh xây dựng và phát huy hiệu quả 51 dự án nhóm hộ theo ngành nghề vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền 18.685 triệu đồng cho 540 lượt hộ nông dân; các dự án đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho các hộ, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các cánh đồng mẫu lớn như: Lúa thơm, Thuỷ sản ở huyện Yên Dũng; mô hình trồng nấm ở huyện Lạng Giang; Cam đường canh, táo Đài loan và Mỳ Chũ ở huyện Lục Ngạn; Na dai, Dứa Queen ở huyện Lục Nam; nuôi bò sinh sản ở huyện Việt Yên, Hiệp Hoà; Trồng và chăm sóc cây Cam V2 tại xã Đông Sơn, gà đồi ở huyện Yên Thế… góp phần ®Èy m¹nh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm cho 1.082 lao ®éng cña 540 hộ hội viên nông dân phát triển sản xuất ngành nghề, chăn nuôi gia sóc, gia cÇm và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc nhân rộng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể của tỉnh còn chậm,  ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khả năng liên doanh, liên kết, hoạt động tổ nhóm, quản lý, hoạch toán sản xuất kinh doanh của nông dân và các mô hình kinh tế tập thể còn hạn chế. Sản phẩm đầu ra của nông nghiệp còn bấp bênh, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng mất mùa, rớt giá vẫn thường xuyên xảy ra, nguồn lực của nông dân chưa đủ mạnh, còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về KHKT, thiếu thông tin về thị trường, việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm chưa theo kịp sản xuất. Nhận thức của một số cán bộ đảng viên, và cán bộ hội về phát triển kinh tế tập thể chưa rõ, nên chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo…

Để tiếp tục phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn tới, Hội Nông dân các cấp tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, nhất là Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa V) về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020; tuyên truyền về Luật HTX, các văn bản hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể…Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình, website của Hội Nông dân… nhằm tuyên truyền, giới thiệu về kinh tế tập thể và các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế, các mô hình phát triển kinh tế, HTX điển hình tiên tiến của nông dân; tuyên truyền hoạt động của các cấp hội thực hiện cuộc vận động “Nông dân Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm trong phát triển mô hình tổ kinh tế tập thể; đề xuất với Tỉnh ủy ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các HTX, THT tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các chính sách để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh; đưa các nội dung phát triển kinh tế tập thể vào các hoạt động của Hội kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các gương nông dân làm kinh tế giỏi.

  Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.